Trồng rau sạch không thuốc trừ sâu, không hóa chất luôn được nhiều người quan tâm không chỉ các hộ kinh doanh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình mà chính các nhà vườn hiện nay cũng đang dần dần cải tiến biện pháp canh tác để tăng chất lượng sản phẩm nhưng không lạm dùng hóa chất.
Một sản phẩm được coi là tiềm năng của nông nghiệp sạch hữu cơ đang dần dần chiếm được lòng tin của người nông dân đó chính là sản phẩm Giấm gỗ sinh học.
Nguồn gốc của Giấm gỗ sinh học?
Dấm gỗ còn gọi là axit pyroligneous là một sản phẩm phụ từ nhiệt phân than gỗ, nó là chất lỏng tạo ra từ việc đốt cháy gỗ tươi trong điều kiện yếm khí. Khi khí được làm lạnh, nó ngưng tụ thành chất lỏng. Chính vì thế nó hoàn toàn tự nhiên đúng như cách nó được tạo ra.
Nghiên cứu thành phần của dấm gỗ cho thấy, trong dấm gỗ bao gồm nhiều loại hợp chất, nhưng khoảng 80 – 90% là nước. Trong 10 – 20% còn lại có hơn 1.100 chủng loại các chất bao gồm các loại cồn, ester, axit, phenol, aldehyd. Thành phần có nhiều nhất theo đúng như tên của dấm gỗ là thành phần axit axetic, nó có khoảng 3 – 5%. Phenol cũng là thành phần chủ yếu của dấm gỗ và chiếm vài phần trăm (%).
Vai trò của giấm gỗ trong nông nghiệp.
Vai trò của dấm gỗ sinh học đối với nông nghiệp an toàn thể hiện khá rõ. Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng dấm gỗ trong sản xuất nông nghiệp như cải tạo đất, bảo vệ thực vật, tiêu diệt, xua đuổi một số sâu bọ và côn trùng, ruồi muỗi, kiến, dán, làm lành vết thương thực vật, kích thích sinh trưởng, bảo quản lương thực thực phẩm, khử mùi hôi, xử lý môi trường rác thải.
Nhiều nước trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của Pyroligneous acid trong việc kiểm soát sâu hại và tác động đến năng suất đậu tương tại Brazil, kết quả cho năng suất đậu tương cao hơn so với chỉ sử dụng thuốc BVTV. Trong một nghiên cứu về vai trò của dấm gỗ trong việc lên men sinh học trong quá trình sản xuất phân bón hữu cơ trên đậu tương tại Thái Lan cho thấy nếu dấm gỗ được pha loãng với nước phun cho cây đậu tương thì cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, côn trùng phá hoại cũng ít hơn.
Lưu ý: Giấm gỗ không phải thuốc sâu nên hoàn toàn không thể diệt được sâu trưởng thành ( thực tế cho thấy sâu trưởng thành nhiều loại thuốc sâu còn không diệt nổi ) vì thế để ngăn chặn, hạn chế tối đa sự phát triển và sinh sôi nẩy nở của sâu bệnh gây hại chúng ta phải thường xuyên sử dụng giấm gỗ để ngăn chặn và làm ung trứng sau ngay từ đầu. Cũng như việc xua đuổi được bướm cũng giúp hạn chế sâu phát triển.
Cách pha Giấm gỗ bạn cần biết?
LIÊN HỆ MUA HÀNG:
Hotline: 0961.338.228
Đ/c: Số 51 TT 28 Khu đô thị Văn Phú – Q. Hà Đông – Tp. Hà Nội
Bài viết liên quan: